Cúng giỗ là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất. Cúng giỗ thường được tổ chức vào ngày giỗ của người đã khuất, là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên.
Nhưng bạn có biết nghi thức cúng giỗ theo phật giáo như thế nào không? Hãy để Phật pháp Việt hướng dẫn cho bạn cách cúng giỗ theo nghi thức Phật giáo.
Cần chuẩn bị gì khi cúng giỗ theo Phật giáo
Nghi thức cúng giỗ theo Phật giáo thường được thực hiện để tưởng nhớ và cầu siêu cho người đã khuất. Để một buổi lễ cúng giỗ theo Phật giáo được trọn vẹn thì cần phải chuẩn bị một số đồ dùng cúng giỗ cũng như chuẩn bị mọi thứ tươm tất sạch sẽ. Về hoa quả cúng giỗ thì cần chuẩn bị hoa quả tươi.
Đây thường là các loại trái cây như lê, táo, cam, dừa, và nhiều loại hoa khác nhau. Các loại hoa và trái cây này thường được sắp xếp thành các mâm hoa tươi đẹp. Trà bánh cũng là những đồ vật thường dùng để cúng giỗ cho người đã khuất. Nến nhanh chắc chắn là điều không thể thiếu ở trên bàn thờ cúng.
Dùng để thắp sáng và tạo không khí trang trọng, tôn kính. Nếu có thể thì bạn nên chuẩn bị một số món chay thanh đạm. Thức ăn chay được cúng để tôn trọng giới luật của Phật giáo và tạo ra một không gian thiêng liêng.
Ngoài việc chuẩn bị đồ cúng giỗ như trái cây và đồ ăn thì việc chuẩn bị trang phục cũng rất quan trọng. Bạn có thể mặc những bộ lễ phục Phật giáo, đây là các bộ trang phục truyền thống của Phật tử, thường bao gồm áo trắng và quần áo kín đáo.
Nếu không có trang phục Phật giáo thì có thể mặc trang phục lịch sự, kín đáo để thể hiện sự tôn trọng và lòng kính mến đối với người đã khuất và các đạo pháp của Phật giáo. Trong lúc tổ chức lễ cứng thì nên tôn trọng và tỏ lòng biết ơn đối với người đã khuất.
Nghi thức cúng giỗ theo Phật giáo
Nghi thức cúng giỗ theo Phật giáo cũng có những quy trình cơ bản để đảm bão một buổi lễ cúng giỗ được tổ chức với sự trang trọng nhất. Việc đầu tiên nên làm để tổ chức một buổi cúng đó là dọn dẹp bàn thờ. Lau chùi sạch sẽ bàn thờ cũng như bài vị, sử lại các vật dụng trên bàn thờ cho ngay ngắn, trang nghiêm.
Khi bắt đầu buổi cúng thì chắp tay đứng trước bàn thờ. Nhẩm niệm Phật hiệu hoặc bài kệ cầu nguyện để xin cho người đã khuất được siêu thoát. Sau đó có thể dâng các lễ vật đã chuẩn bị lên bàn thờ.
Trong thời gian hương cháy, người trong gia đình có thể đọc kinh Phật hoặc trì chú, nhằm tạo ra một không gian linh thiêng và tôn trọng. Việc đọc kinh cũng là một hành động hồi hướng công đức cho linh hồn đã khuất. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là một kinh hay được lựa chọn để đọc vào dịp cúng giỗ.
Bạn có thể mời thầy cúng hoặc tự cầu siêu cho người đã khuất, nguyện cầu cho họ được an vui và siêu thoát. Đây là hành động chủ chốt trong buổi cúng lễ giỗ, mang ý nghĩa quan trọng đối với người đã khuất. Sau khi cúng xong chờ cho nến và nhanh cháy hết. Bạn có thể hạ lễ và chia lộc cho con cháu, thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tâm linh và gia đình.
Có một số lưu ý để việc cúng giỗ trở nên thiết thực hơn như bạn nên cúng giỗ với tâm trí thanh tịnh, không nên cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy. Nên cúng giỗ vào ngày giỗ chính hoặc trước ngày giỗ một vài ngày. Đây là việc làm thể hiện lòng tôn kính với người đã khuất, sốt sắng chuẩn bị một lễ giỗ đầy đủ và tươm tất.
Ngoài việc chúng ta thường cúng giỗ ở nhà thì cũng giỗ ở chùa cũng là một lựa chọn tốt. Vì tại chùa sẽ có các tăng, ni cùng trì chú cho việc cúng giỗ được linh thiêng hơn.
Lợi ích của việc cũng giỗ theo Phật giáo
Việc cúng giỗ theo Phật giáo mang lại nhiều lợi ích quan trọng như giúp người đã khuất được siêu thoát. Trong tâm linh Phật giáo, cúng giỗ được coi là một cách để giúp người đã khuất được siêu thoát khỏi chuỗi luân hồi, và hướng đến việc đạt được hạnh phúc tối cao trong cõi Phật đà.
Việc cúng giỗ giúp con cháu tưởng nhớ và tri ân đến ông bà, cha mẹ, và các tổ tiên đã qua đời. Điều này làm cho tâm hồn của gia đình trở nên gần gũi và kết nối hơn.
Thực hiện các nghi lễ cúng giỗ cũng là một cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo và báo hiếu đối với cha mẹ, ông bà. Việc này không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn giáo dục và thúc đẩy con cháu sống đạo đức, hiếu thảo trong cuộc sống hàng ngày.
Lời Kết
Qua nghi thức cúng giỗ, chúng ta có cơ hội tưởng nhớ và tri ân đến người đã khuất, cầu nguyện cho họ được siêu thoát và hướng đến hạnh phúc trường tồn. Đồng thời, việc này cũng giúp chúng ta nhớ đến truyền thống và giá trị gia đình, tạo ra một không gian kính trọng và yên bình để cảm nhận sự hiện diện của những người đi trước.