Cúng thí thực là một nghi thức tâm linh truyền thống trong Phật giáo, thể hiện lòng từ bi, bác ái của con người đối với những chúng sinh đang chịu cảnh đói khát.
Nghi thức này đã được lưu truyền từ bao đời nay và trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Phật pháp Việt sẽ cho bạn biết cúng thí thực là gì và ý nghĩa thực sự của nó.
Cúng thí thực là gì?
Cúng thí thực là một nghi thức trong Phật giáo nhằm bố thí thức ăn và vật phẩm cho các loài ngạ quỷ, những chúng sinh đang chịu cảnh đói khát và khổ sở. Theo quan niệm Phật giáo, tháng Bảy Âm lịch là “Tháng Vu Lan,” hay “Tháng Cứu Vu Lan,” là thời điểm mà các cánh cửa địa ngục mở ra, cho phép các vong linh được phép trở về dương gian.
Trong thời gian này, cúng thí thực được thực hiện để giúp đỡ những vong linh lang thang, không nơi nương tựa, và để cầu siêu cho những người đã khuất.
Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng thí thực như các món ăn chay, trái cây, bánh kẹo, nước trà, nước lọc, giấy mã, tiền vàng và nhanh đèn cũng như hoa. Những lễ vật này dùng để dâng lên cho các vong linh và cúng các vị thần linh.
Ý nghĩa của cúng thí thực
Cúng thí thực là cách để chúng ta làm các việc thiện lành như giúp các loài ngạ quỷ được no đủ và bớt khổ đau. Như chúng ta đã biết có rất nhiều loại vong linh sống vất vưởng bởi phước báu của những người đó lúc còn sống không đủ dày, hoặc lúc sống không làm việc thiện tích đức.
Vì thế, lúc chết có thể thành ngạ quỷ hoặc sống vất vưởng không nơi nương tựa nên việc cúng thí thực cũng là cách mà chúng ta có thể giúp đỡ những vong linh đó.
Khi muốn cầu siêu cho những người đã khuất được siêu thoát về cõi an lạc thì chúng ta cũng thường cúng thí thực. Thường người thân của chúng ta đã khuất có thể tùy theo phước báu lúc còn sống của họ mà quyết định sau khi mất họ sẽ đi về cõi nào.
Để tăng trưởng thêm phước báu cho người thân đã khuất thì việc cúng thí thực để cầu siêu là một điều cần thiết, giúp họ có thể sớm về với cõi an lạc.
Có thể bạn không biết nhưng cúng thí thực cũng là một cách mang lại phước báu cho người cúng. Đây cũng chính là việc lành phúc đức giúp người cúng tích đức và gặp nhiều may mắn bình an. Bởi vì khi họ cúng thí thực thì sẽ được các linh hồn cũng như thần linh cầu nguyện và giúp đỡ.
Tất nhiên cũng sẽ có một số lưu ý khi bạn cúng thí thực như nên chuẩn bị một tâm hồn thanh tịnh, an lạc và lúc cúng không nên cầu xin điều gì. Bạn nên nhớ mình làm bất cứ việc thiện nào với tâm không mong cầu điều gì thì những điều tốt lành sẽ luôn tự tìm đến, giống như làm việc tốt mà không đòi hỏi công ích.
Bạn nên cúng thí thực ở nơi thanh tịnh, tránh những nơi ô uế và ồn ào để ảnh hưởng đến việc cúng bái của mình. Một điều nên lưu ý nữa đó là nên cúng thí thực vào những ngày lành, không nên cúng vào những ngày xấu.
Cúng thí thực là một nghi thức truyền thống thể hiện lòng từ bi, bác ái của Phật giáo. Tuy nhiên, cần thực hiện nghi thức này một cách đúng đắn và phù hợp với giáo lý Phật giáo.
Lời Kết
Cúng thí thực không chỉ là một nghi lễ mang tính chất tâm linh mà còn là truyền thông văn hóa của người Việt Nam. Qua bài viết trên bạn đã có thể phần nào hình dung ra việc cúng thí thực là gì cũng như ý nghĩa của nó lớn lao ra sao.
Cúng thí thực là việc làm có ý nghĩa đối với những vong linh còn vất vưởng, không nơi nương tựa. Nhưng đó cũng là cách để người cúng tích phước đức cho bản thân mình.